Các cửa hàng được người bán giới thiệu chuyên bán nhiều máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu phục vụ cho sản xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp, hàng nhập khẩu bằng đường tiểu ngạch vào Việt Nam và không có hoá đơn chứng từ.
Tp. Hồ Chí Minh là khu vực có rất nhiều chợ mua bán máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, phục vụ cho ngành nông nghiệp trong cả nước. Nổi trội có các chợ Dân Sinh, Nhật Tảo, Bà Hom.. Đặc biệt là cả tuyến đường QL 1A kéo dài từ An Sương quận 12 cho đến khu vực giao ngã tư Gò Mây, ngã 3 Hương lộ 2 thuộc các phường Bình Trị Đông A, Bình Hưng Hoà, Bình Hưng Hoà B.. quận Bình Tân đã hình thành cả khu chợ chuyên bán nhiều máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu phục vụ cho sản xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp nằm trong danh mục bị cấm nhập khẩu tại Việt Nam.
Dạo quanh một vòng tại nơi đây, không khó để thấy nhiều kho bãi lộ thiên với đầy đủ tất cả các loại máy móc như: Máy nén khí, mô tơ công suất lớn, máy lạnh, may lọc, máy tiện, máy trộn... thậm chí có cả máy chuyên dụng cho sản xuất thuốc tây và thực phẩm chức năng.. tất cả các loại máy móc này được người bán giới thiệu là hàng nhập khẩu bằng đường tiểu ngạch vào Việt Nam và không có hoá đơn chứng từ.
Cơ sở Hiếu Tường trưng bày đa dạng các loại máy móc, thiết bị, thậm chí có cả máy chuyên dụng cho sản xuất thuốc tây và thực phẩm chức năng...chủ cửa hàng khẳng định đây là hàng nhập tiểu ngạch, lách thuế nên không có hoá đơn.
Trong vai người mua hàng, Phóng viên được chủ các cơ sở nơi đây chào mời, giới thiệu về các loại máy móc với giá khá cao. Tại cơ sở Hiếu Tường địa chỉ tại số 818, QL 1A, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân hỏi về máy trộn bột thương hiệu Nhật Bản có giá bán 65.000.000 đ (sáu mươi lăm triệu đồng) chủ cửa hàng khẳng định đây là công nghệ tốt nhất của Nhật Bản. “tất cả máy móc tại đây đều không có hoá đơn giá trị gia tăng, ở tuyến đường này, máy mọc là hàng nhập tiểu ngạch, lách thuế nên không có hoá đơn..” Để có hoá đơn thì người mua phải chịu thêm khoản tiền, các nhân viên trực tiếp sử dụng pháp nhân các công ty để làm thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng. Toàn bộ các hợp đồng ngoại thương, hóa đơn, chứng từ liên quan đến các lô hàng hóa đều được mua lại hoặc xuất một chủng loại khác, lập khống trở thành đủ điều kiện theo quy định nếu cần.
Tương tự, tại cửa hàng có tên Hùng Vinh Khang, chuyên cung cấp các loại máy bơm công nghiệp có địa chỉ tại 640, QL 1A, phường Bình Hưng Hoà B, quận Bình Tân cũng mua bán, trao đổi hàng công nghệ đã qua sử dụng nhưng không có hoá đơn chứng từ theo quy định, các loại máy móc bày bán công khai nơi đây cũng là loại nằm trong danh mục thuộc QĐ 18 của Thủ tướng Chính phú về cấm nhập khẩu.
Cửa hàng có tên Hùng Vinh Khang, chuyên cung cấp các loại máy bơm công nghiệp, máy nén khí công nghiệp đã qua sử dụng nhập khẩu qua đường không chính ngạch.
Hàng loạt các cửa hàng: Trường Cảnh có địa chỉ tại 739 QL 1A, KP5 phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân và 2 cửa hàng cùng có tên Thanh Bình có địa chỉ tại số 717 A - 755 QL 1A, phường Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân nơi tập trung kho bãi chuyên kinh doanh máy móc phay, tiện, mài, bào, dập, chấn khoan, máy tia lửa điện, máy bơm, máy nén… đều là hàng đã qua sử dụng hơn 10 năm, hàng công nghệ lạc hậu của nước ngoài được nhập khẩu về Việt Nam, mông má làm mới lại và đưa vào thị trường tiêu thụ theo hình thức “mua ve chai bán cẩm lai” và tất cả đều không thể có kê khai hàng hoá theo đúng quy định, không xuất được hoá đơn chứng từ.
Về phía các chủ hàng, theo tìm hiểu vì có nhu cầu mua bán các mặt hàng máy móc, thiết bị cũ để kiếm lời đã móc nối, thỏa thuận với các đầu nậu nhập lậu hàng hóa về Việt Nam. Sau đó, phù phép làm mới lại kinh doanh mua bán, không có máy móc, thiết bị nào được nhập về để phục vụ sản xuất kinh doanh. Vì vậy, hành vi trục lợi này đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế Nhà nước về xuất, nhập khẩu...
Cửa hàng Trường Cảnh nơi tập trung kho bãi chuyên kinh doanh máy móc phay, tiện, mài, bào, dập, chấn khoan, máy tia lửa điện, máy bơm, máy nén…tất cả đều không thể có kê khai hàng hoá theo đúng quy định, không xuất được hoá đơn chứng từ. Chủ cửa hàng khẳng định " nếu bên anh không xuất được thì nhờ người ta xuất...."
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, thay thế Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN. Quy định mới (có hiệu lực từ ngày 15-6) được kỳ vọng tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư thuộc một số lĩnh vực trong nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng và bảo đảm các biện pháp quản lý để ngăn chặn thiết bị cũ có công nghệ lạc hậu, có nguy cơ ô nhiễm môi trường nhập khẩu vào Việt Nam.
Nội dung của Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg đó là tuổi máy móc, thiết bị đã qua sử dụng không vượt quá 10 năm mới được phép nhập khẩu. Ðồng thời phải được sản xuất phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia của một trong các nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, có 16 loại máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí; sản xuất, chế biến gỗ; sản xuất giấy và bột giấy được nới rộng tuổi thiết bị hơn, từ 15 đến 20 năm.
Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN quy định, tuổi thiết bị đã qua sử dụng được phép nhập khẩu không vượt quá 10 năm trong tất cả các lĩnh vực. Quy định này góp phần ngăn chặn việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ cũ có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường. Ðồng thời giải quyết một phần nhu cầu của doanh nghiệp trong việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng để duy trì, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, quy định này cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi máy móc, thiết bị cũ vẫn bảo đảm năng lực sản xuất, không ảnh hưởng ô nhiễm môi trường, nhưng không được nhập khẩu do giới hạn tuổi thiết bị là 10 năm.
Tại 2 cửa hàng cùng có tên Thanh Bình có địa chỉ tại số 717 A - 755 cùng tuyến đường QL 1A, nơi tập trung kho bãi chuyên kinh doanh máy móc, máy bơm, máy dập...đều là hàng đã qua sử dụng, mông má làm mới lại và đưa vào thị trường tiêu thụ theo hình thức “mua ve chai bán cẩm lai” và tất cả đều không thể có kê khai hàng hoá theo đúng quy định, không xuất được hoá đơn chứng từ.
Vấn nạn để máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu bủa vây, bày bán công khai tràn lan tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh. Thậm chí có những nơi hình thành nên những khu chợ! phải chăng có bàn tay giúp sức của một thế lực nào đó? hay là sự buông lỏng quản lý đến từ các cơ quan chức năng. Lực lượng liên ngành, lực lượng phòng chống buôn lậu, quản lý thị trường thường xuyên ra quân, chấn chỉnh, khám phá ra nhiều trường hợp liên kết, móc nối thao túng thị trường công nghệ, cơ khí, máy móc phục vụ cho sản xuất kinh doanh, phục vụ cho ngành nông nghiệp.. nhưng tại sao cả khu chợ, khu phố hoạt động nhộn nhịp công khai như vậy vẫn ngang nhiên tồn tại là vì sao?
Ngọc Hải/DNTTVN