Tp. Hồ Chí Minh: Công tác hậu kiểm sau cấp phép xây dựng - Cần một quy trình giám sát chặt chẽ hơn

23/05/2025 10:47

Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 cùng các văn bản hướng dẫn đã quy định rõ về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là đối với nhà ở đơn lẻ tại các đô thị lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng vi phạm vẫn diễn ra phổ biến, khiến dư luận không khỏi đặt câu hỏi về hiệu quả của quá trình thanh tra, hậu kiểm sau cấp phép xây dựng. Liệu các quy trình giám sát có đang thực hiện đúng theo quy định pháp luật hay không?

Bài học từ công tác thanh tra xây dựng: Những hậu quả nghiêm trọng

Mùa khô nóng đến, đã làm cho các công tác phòng chống cháy nổ được người dân quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt, dư luận cả nước đang hướng về phiên tòa sơ thẩm tại Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội xét xử vụ án vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Hạ (quận Thanh Xuân, Hà Nội) khiến 56 người thiệt mạng.

Cáo trạng chỉ rõ, ông Nghiêm Quang Minh – chủ sở hữu thửa đất tại số 37, ngách 29/70 phố Khương Hạ, đã được cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ với quy mô 6 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng hơn 1.100m². Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, ông Minh đã tự ý nâng số tầng lên 9 tầng và 1 tum, tổng số phòng tăng lên 45 mà không có hồ sơ thiết kế, thẩm duyệt hay nghiệm thu phòng cháy chữa cháy theo quy định.

Vụ cháy chung cư mini phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, Hà Nội là một bài học đau xót trong quản lý trật tự xây dựng

Dù vi phạm đã bị phát hiện từ năm 2015 và cơ quan chức năng đã có quyết định xử phạt, yêu cầu tháo dỡ phần sai phạm, nhưng việc thực thi quyết định này lại thiếu quyết liệt. Điều đáng tiếc là, công trình vẫn tiếp tục được xây dựng mà không có sự kiểm tra, xử lý triệt để từ chính quyền địa phương. Chính sự buông lỏng trong công tác quản lý này đã góp phần dẫn đến thảm kịch đau lòng vào ngày 12/9/2023.

Cư dân siêu đô thị “hồi hộp”

Cư dân tại các khu phố có công trình toà nhà vận hành cho thuê dạng nhà trọ cao cấp, chung cư mini luôn hồi hộp vì công tác phòng cháy chữa cháy, xây dựng cơi nới, xây dựng sai phép, xây thêm tầng gây nguy hiểm dễ phát sinh cháy nổ và khó khăn cho công tác cứu hộ, cứu nạn nếu xảy ra hoả  hoạn.

Công  trình  nhà  trọ  được  xây  dựng  theo  hình  thức  sleep box  với  nhiều  dấu  hiệu  sai  phạm  về  trật  tự  xây  dựng  và  công  trình  cầu  thang  thoát  hiểm  không  đạt  chuẩn  theo  quy  định  gây  nguy  hiểm  cho  công  tác  cứu  hộ  khi  xảy  ra  cháy .

Tại số nhà 138 Nguyễn Thái Học (phường Tân Thành, quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh), người dân cũng đang phản ánh về một công trình có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng. Theo thông tin được ghi nhận từ người dân, toà nhà này đang được tư nhân xây dựng, vận hành cho thuê nhà trọ cao tầng. Công trình vận hành cho thuê với hình thức ngăn phòng nhỏ lẻ cho nhiều hộ gia đình thuê sử dụng.

Tại Tp. Hồ Chí Minh, nhà trọ cao cấp hay phòng trọ cao cấp là hình thức đang được nhiều cá nhân vận hành. Toà nhà tư nhân do cá nhân xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ và tự phát hình thành nên các công trình toà nhà cho thuê như trên. Những công trình như trên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, rất dễ phát sinh cháy nổ. Điển hình cuối năm 2024, căn nhà tại đường Xuân Hồng, Tân Bình xảy ra vụ cháy có 2 người thiệt mạng là nơi cho thuê phòng trọ, đám cháy xuất phát từ tầng trệt, căn nhà có kết cấu 3 lầu nhưng lại ngăn thành 19 phòng cho thuê. Người dân cho hay các phòng được ngăn cho thuê diện tích rất nhỏ, kiểu sleep box (hộp ngủ).

Tầng  lửng  và tầng thượng được chủ nhà  tự ý thi công sai  giấy phép xây dựng đã được cấp trước đó nhằm mục đích ngăn  thêm phòng cho thuê.

Tầng  trệt  được  tận  dụng  làm  sảnh  để  xe  máy , kho  chứa  đồ  ngôn  ngan  không  được  sắp xếp và bố trí người trông coi, khi  sảy  ra  cháy  sẽ  là  quá  khứ  lặp  lại  của  vụ  cháy  chung  cư  mini  Phố  Khương  Hạ

Qua trao tìm hiểu công trình 138 Nguyễn Thái Học, phường Tân Thành, quận Tân Phú là công trình nhà riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng 1 trệt, 1 lửng, 3 lầu và 1 tum. Nhưng thực tế ghi nhận, công trình này được xây dựng có dấu hiệu sai phép, tầng lửng được hoàn thiện thành 1 tầng không có lối thông ra ban công, tầng 4 và tầng 5 được cơi nới, ngăn thành các phòng cho thuê hoàn chỉnh.. Đặc biệt, phần công trình thang thoát hiểm về phòng cháy chữa cháy của toà nhà trên, có dấu hiệu chưa đúng quy định? Rất nhiều toà nhà được các cá nhân xây dựng và biến thành toà nhà cho thuê, chung cư mini… kinh doanh vì lợi nhuận bất chấp tính mạng và tài sản của người dân. Hậu quả để lại cho việc làm này là sự “hồi hộp” của cư dân sống gần các công trình như trên.

Lo sợ quá khứ lặp lại!

Cũng giống như chung cư mini Khương Hạ, vụ hỏa hoạn tại quán karaoke An Phú, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương vào tháng 9/2022 một lần nữa phơi bày những bất cập trong công tác hậu kiểm.

Quán karaoke này được cấp phép hoạt động nhưng không đảm bảo yêu cầu an toàn PCCC, lối thoát hiểm bị chặn, hệ thống báo cháy không đạt chuẩn. Khi lửa bùng lên, 33 người đã không thể thoát ra, để lại một bi kịch nhức nhối về trách nhiệm quản lý và giám sát.

Những vụ việc trên cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra sau cấp phép xây dựng vẫn còn nhiều bất cập, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, cả về tính mạng con người lẫn an ninh trật tự đô thị. Để hạn chế tối đa các vi phạm, cần tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và đảm bảo các quyết định cưỡng chế được thực hiện một cách triệt để.

Từ câu chuyện này lại đặt ra một thực tế đáng lo ngại: Có bao nhiêu công trình khác trên cả nước cũng đang tồn tại những sai phạm tương tự? Liệu có bao nhiêu tòa nhà, quán karaoke, chung cư mini vẫn lách luật, vẫn tiếp tục được hoàn thiện bất chấp các quy định về an toàn?

Hy vọng rằng, với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, những vi phạm như trên sẽ sớm được ngăn chặn, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, bền vững hơn cho người dân.

Thế Hiệp/ Tạp  chí  Doanh  nghiệp  và  Trang  trại  Việt  Nam

Nguồn tin bài:
Dành cho doanh nghiệp