Chương trình đã thu hút rất đông các chuyên gia trong cả nước và gần 100 hộ nuôi chim yến đến từ các tỉnh thành trong cả nước như: Phú Yên, Đắk Lắc, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, An Giang, Kiên Giang, Bình Thuận, Tp.Hồ Chí Minh… và lãnh đạo của Cục Chăn nuôi, Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bình Định, Hiệp hội Yến sào tỉnh Bình Định cùng tham gia chương trình họp với nhiều những nội dung xoay quanh chủ đề “đánh giá biện pháp thực hành tốt và an toàn sinh học cho cơ sở nuôi chim yến”.
Toàn cảnh chương trình họp tham vấn kỹ thuật " xây dựng công cụ đánh giá biện pháp thực hành tốt và an toàn sinh học cho cơ sở nuôi chim yến tại Bình Định vào sáng 27/12/2024.
Được sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Tổ chức nông lương của Liên hợp quốc tại Hà Nội (FAO Hà Nội), Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam tiến hành khảo sát thử một số cơ sở nuôi chim yến về các tiêu chí an toàn sinh học trên cơ sở đó tổ chức buổi họp tham vấn kỷ thuật để rà soát và hoàn thiện bộ công cụ tiến hành đánh giá ở diện rộng, đồng thời có hôc trợ một số cơ sở khắc phục các tiêu chí an toàn sinh học của cơ sở nuôi chim yến với mục đích: Để hoàn thiện và phát triển bộ công cụ đánh giá các tiêu chí thực hành tốt và an toàn sinh học của cơ sở nuôi yến, sản xuất sản phẩm
Ông Nguyễn Đức Trọng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Việt Nam chủ trì buổi họp.
Đánh giá chung, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, ngành nuôi chim yến phát triển mạnh, với nhiều loại hình và quy mô khác nhau. Đây thực sự là một nghề quan trọng và có đóng góp nhiều cho ngành chăn nuôi. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều vấn đề bất cập xoay quanh câu chuyện nuôi chim yến tại các tỉnh trong cả nước.
Ông Huỳnh Ngọc Diệp - Chi cục trưởng chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bình Đình phát biểu về tình hình chăn nuôi nói chúng và thực trạng nuôi chim yến tại tỉnh Bình Định.
Qua hội thảo, những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nuôi yến của cả nước đã đóng góp nhiều nội dung xoay quanh một số vấn đề cần quan tâm trong nghề nuôi yến ở Việt Nam hiện nay. Các giải pháp bảo vệ và phát triển quần thể chim yến; công tác xúc tiến thương mại xuất khẩu tổ yến sang thị trường Trung Quốc; kỹ thuật quản lý nhà yến uy tín…
Ông Nhữ Văn Thụ - Đại diện cho Tổ chức nông lương của Liên hợp quốc tại Hà Nội (FAO Hà Nội), đơn vị tài trợ cho chương trình họp tham vấn kỹ thuật.
Một số đại biểu có chung ý kiến rằng, các chuỗi sản phẩm ngành nuôi yến bước đầu hình thành nhưng còn chưa thống nhất với nhau vì mục tiêu chung là phát triển ngành hàng yến sào. Vấn đề về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc được quan tâm hàng đầu của ngành yến hiện nay. Việc mua bán, thương mại sản phẩm tổ yến còn chưa có thị trường ổn định, nhiều khi còn cạnh tranh nhau về thị trường, người nuôi yến bị ép giá. Việc đánh giá hiện trạng và nên thống nhất liên kết về các hiệp hội và hội nuôi yến trên toàn quốc để ra một bộ công cụ chung hoàn thiện nhất về biện pháp thực hành tốt và an toàn sinh học, an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở nuôi chim yến trên cả nước.
Các đại biệu tham gia thảo luận để thống nhất đưa ra bộ thống nhất chung cho công cụ đánh giá biện pháp thực hành tốt và an toàn sinh học cho cơ sở nuôi chim yến.
Việc đầu tư vào khâu chế biến còn chưa được chú trọng đúng mức, mang tính tự phát, không theo tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm nào đối với mặt hàng này. Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thô nên giá trị chưa cao. Vì vậy nếu giải quyết được những vấn đề trên sẽ góp phần thúc đẩy ngành nuôi yến cả nước nói chung, các tỉnh phía Nam nói riêng phát triển bền vững, đảm bảo chất lượng đầu ra, tiến tới xuất khẩu ra thế giới.
Các đại biệu tham gia thảo luận để thống nhất đưa ra bộ thống nhất chung cho công cụ đánh giá biện pháp thực hành tốt và an toàn sinh học cho cơ sở nuôi chim yến.
Ở nước ta, nghề nuôi chim yến đã có từ thế kỉ 19, đến năm 2004 nghề nuôi yến làm với mục đích thương mại và trở thành ngành sản xuất bắt đầu xuất hiện ở một số tỉnh Nam bộ.
Theo báo cáo sơ bộ, hiện nay cả nước có 42/63 tỉnh, thành có nuôi chim yến. Số lượng nhà nuôi từ 8.300 nhà vào năm 2017 đến năm 2019 đã tăng lên trên 11.700 nhà, gấp khoảng 1,5 lần. Đến nay đã có hơn 10.000 nhà nuôi chim yến. Kiên Giang là tỉnh có số lượng nhà yến lớn nhất cả nước với khoảng 3.000 nhà, kế tiếp là Bình Thuận 1.500 nhà. Kiên Giang cũng là tỉnh dẫn đầu về phân loại nhà yến xây kiên cố với trên 1.500 nhà.
Các đại biểu chụp ánh lưu niệm tại chương trình họp tham ván kỹ thuật sau khi thống nhất xây dựng bộ đánh giá.
Năm 2013, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 35 quy định tạm thời quản lý nuôi chim yến. Công nhận dẫn dụ, gây nuôi chim yến và khai thác các sản phẩm từ yến là 1 lĩnh vực cho sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao. Theo giá ngoại tệ khoảng 1.500 đến 2000 USD/kg tổ yến. Từ việc xuất khẩu thu về khoảng 200 đến 300 triệu USD/ năm.
Phú Quốc